Những chứng chỉ tiếng Anh được chấp nhận khi đi du học Châu Âu

Với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng, xu hướng du học trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Yếu tố bắt buộc để các trường Đại học chấp nhận hồ sơ du học của bạn là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với số điểm thỏa mãn đề mức mà Trường đặt ra.

Để giúp các bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quan hơn, bài viết sau sẽ giới thiệu và phân tích những chứng chỉ được chấp nhận khi đi du học Châu Âu.

  • IELTS:

Đầu tiên phải kể đến IELTS, đây là chứng chỉ phổ biến nhất được công nhận trên toàn thế giới. IELTS là Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ quốc tế để kiểm tra mức độ thông thạo ngôn ngữ tiếng Anh dành cho những mục đích làm việc, học tập và di trú. Bài kiểm tra sẽ bao gồm đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết. Bài thi sẽ được điều hành bởi 3 tổ chức là đại học Cambridge (Vương Quốc Anh), Hội Đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP của Úc. Vì được điều hành bởi những hội đồng Châu Âu nên đây là chứng chỉ thích hợp nhất để lựa chọn nếu bạn muốn đi du học Châu Âu.

IELTS có 2 dạng chính là IELTS – Academic (Học thuật) và IELTS – General (Đại trà). Vì bài viết đề cập đến khía cạnh du học nên mình sẽ chỉ tập trung phân tích dạng Học thuật. Ở dạng Academic, mục tiêu của thí sinh sẽ chủ yếu hướng hướng đến việc học tiếp đại học hoặc cao học nên phần thi sẽ thiên nhiều về các loại báo cáo, bài viết khoa học,… Thang điểm của mỗi kỹ năng sẽ tính từ 0 – 9 và điểm trung bình cộng 4 kỹ năng sẽ là điểm cuối của chứng chỉ. Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ này là 2 năm.

  • TOEFL:

Phổ biến và được công nhận rộng rãi thứ 2 sau IELTS sẽ là TOEFL (Test of English as a Foreign Language). Nếu IELTS là chứng chỉ tiếng Anh – Anh (British English) thi TOEFL là chứng chỉ kiểm tra trình độ tiếng Anh – Mỹ (American English) độc quyền của Viện khảo thí giáo dục Hòa Kỳ ETS.

Tượng tự như IELTS, để vượt qua chứng chỉ này bạn cũng phải làm bài kiểm tra toàn diện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Thời gian làm bài của TOEFL cùng dài và mức độ suy luận cũng hơn IELTS. Loại chứng chỉ này chủ yếu công nhận ở Mỹ nhưng hiện giờ ở Châu Âu cũng có nhiều quốc gia công nhận. Tuy nhiên bạn nào có ý định du học tại Vương Quốc Anh thì nên lưu ý là nước này hiện đã dừng chấp nhận chứng chỉ TOEFL để xin visa. Thang điểm của chứng chỉ này tù 0 – 120, mỗi kĩ năng sẽ từ 0 – 30. Hiệu lực của chứng chỉ này cũng là 2 năm.

Hình thức thi TOEFL gồm:

  • TOEFT IBT –  thi trên Internet (hiện đang phổ biến nhất)
  • TOEFT CBT – thi trên máy tính
  • TOEFL PBT – thi trên giấy
  • CEFR:

Tiếp đến là CEFR – Common European Framework of Referece for Language, đây là khung năng lực ngoại ngữ chung do cơ quan khảo thí đại học Cambridge và Hội đồng Châu Âu xây dựng nhằm cung cấp các tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới để đánh giá khả năng giao tiếp các ngôn ngữ Châu Âu trong đó có tiếng Anh. Vì thế đây cũng là lựa chọn hợp lí cho những bạn mong muốn đi du học Châu Âu. Các bạn sinh viên đại học hẳn đã quen với chứng chỉ này vì Việt Nam từ lâu đã  áp dụng khung tham chiếu này ở nhiều trường đại học.

CEFR đang trở thành tiêu chuẩn toàn cầu cho việc xây dựng các kì thi và ngày càng phổ biến hơn với các chuyên gia bở mỗi số điểm đều phản ánh chi tiết của ứng viên (trong khi IELTS thì có phần khó dễ khác nhau còn TOEFL lại mang tính học thuật cao). Theo đó, hiểu biết và kỹ năng ngoại ngữ của một người được đánh giá theo 6 cấp độ chính: mức độ căn bản (A1- A2); sử dụng độc lập (B1 – B2); sử dụng thành thạo (C1- C2). Do mỗi cấp độ CEFR bao hàm một loạt các khả năng ngôn ngữ khác nhau, thời gian cần để đạt được cho mỗi cấp độ là khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, gồm động cơ, năng lực ngôn ngữ cá nhân, độ tuổi, cường độ học, phương pháp giảng dạy và học tập, …Tùy theo cấp độ mà chứng chỉ có thời hạn khác nhau, B1 có hiệu lực 2 năm, còn B2 lại chỉ có 1 năm.

  • TOEIC:

Và cuối cùng là chứng chỉ TOEIC (Test of English for International Communication). Đây là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế về giao tiếp tiếng Anh. Được biên soạn dựa trên khung đánh giá của TOEFL và được công nhận trên hầu hết các quốc gia trên thế giới và cũng là chứng chỉ được sử dụng rộng rãi phổ biến nhất đồng thời nó cũng kém giá trị nhất.  Đây là lí do vì sao TOEIC đứng cuối bảng xếp hạng. Tuy nhiên nếu bạn có thể ôn tập và thi đạt điểm cao thì đây cũng là một sự lựa chọn.

Thông thường, bài thi sẽ chia làm 4 phần tập trung vào 2 kỹ năng chính: Nghe và đọc. Tuy nhiên, hiện nay TOEIC đã cập nhật cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết.  Thang điểm của chứng chỉ này từ 10 – 990. Mỗi một khung điểm sẽ tương đương với một màu (có tất cả 5 màu): cam (10-215), nâu (220-465), xanh lá (470-725), xanh da trời (730-885) và vàng (860-990). Và chứng chỉ này cũng có hiệu lực trong vòng 2 năm.

Bài trên đã tổng hợp những chứng chỉ hữu ích nhất dành cho các bạn học sinh có nhu cầu đi du học Châu Âu. Hy vọng các bạn sẽ hiểu kĩ hơn và có lựa chọn phù hợp nhất cho mình. Để biết thêm thông tin chi tiết về các chứng chỉ IELTS, TOEIC,…cũng như các phương pháp tự học tiếng anh mới nhất hiện nay, mời các bạn ghé X3English để tìm hiểu thêm những điều thú vị về tiếng Anh nhé!

Rate this post

Leave a Reply